Những câu hỏi liên quan
Linhh Đường
Xem chi tiết
03.Trần Minh Anh
Xem chi tiết
Vigil
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
24 tháng 12 2022 lúc 10:00

Bạn tham khảo dàn ý sau đây:

I. Mở bài

Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi: “Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

Được phát minh bởi nhà báo Hungari là Lazo Biro vào những năm 1930 quyết định và nghiên cứu. Ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế.

2. Cấu tạo

Vỏ bút: Ống trụ tròn dài từ 14 - 15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.Ruột bút: Bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.Bộ phận đi kèm: Lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại

Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng (có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.

4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản

Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm

- Ưu điểm:

Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.Giá thành rẻ, phù hợp với học sinh.

- Nhược điểm: Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.

- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.

6. Ý nghĩa

Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẩm mỹ của mỗi con ngườiDùng để viết, để vẽ.Những anh chị bút thể hiện tâm trạng:Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão… của con người.“Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài

Kết luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của cây bút bi trong cuộc sống: Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.

Bình luận (0)
T i ê n
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 9 2021 lúc 20:53

Em tham khảo nhé:

Mùa hè về lại một mùa râm ran tiếng ve. Nắng càng vàng, cây càng xanh, hoa càng thắm sắc. Được mệnh danh là "hoa học trò”, một mùa phượng vĩ lại đến. Những cây phượng nở hoa đỏ rực một vùng trời.

Phượng có tên khoa học là Delonix regia, thuộc họ Caesalpiniaceae. Cây có nguồn gốc từ Madagascar. Là cây có hoa rực rỡ và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm. Ở Việt Nam, cây được trồng quen thuộc ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học và các công trình. Phượng phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, đặc biệt mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.00 đến 2.00 mm/năm.

 

Vì điều kiện phù hợp nên khu vực Caribe trồng rất nhiều phượng vĩ.Phượng có chiều cao trung bình từ 2m trở lên. Có nhiều cây cổ thụ cao hơn cả nóc nhà. Khác với cây bàng, thân phượng không to và sần sùi. Thân cây chỉ cần một vòng tay ôm cũng bao trọn. Vỏ cây màu nâu ngả sang màu xanh rêu, không có những u bướu như cây bàng. Rễ cây lớn nổi gồ ghề trên mặt đất, đâm sâu xuống lòng đất hút nước và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Phượng là loại cây lá kép gồm nhiều lá nhỏ, mỏng, màu xanh sẫm. Lá mọc song song ở hai bên cuống, trông xa như đuôi chim phượng. Có lẽ vì đặc điểm mà cây có tên là phượng vĩ chăng? Lá phượng không giống lá bàng to bằng bàn tay có thể che nắng che mưa. Lá phượng mỏng, từng lá một nhỏ bé rợp vào nhau không khít bởi thế ánh nắng có thể xuyên qua in thành từng đốm nắng trên mặt đất.

Mùa hè, khi tiếng ve bắt đầu râm ran, cũng là lúc hoa phượng nở. Nhắc đến phượng người ta sẽ nghĩ đến hoa phượng bởi màu sắc đặc trưng của nó. Một màu đỏ rực rỡ như lửa. Hoa phượng không mọc đơn mà mọc thành từng chùm lớn. Từng chùm lại đan vào nhau khiến cho cây phượng mỗi mùa ra hoa nhìn xa như mâm xôi gấc khổng lồ.

Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ đốm trắng. Nhụy hoa phượng thường được lấy để chơi chọi gà. Nhụy hoa có hình bầu dục, dài và cong. Cánh hoa phượng khô thì được lũ học trò lấy về ép vào trong trang vở lưu bút. Phượng nở hoa vào tháng năm tháng bảy hàng năm. Hết mùa phượng nở, tháng tám, tháng mười sẽ có quả phượng.

Quả phượng non có màu xanh, mỏng dài khẽ đung đưa trong gió. Khi chín quả phượng có màu nâu đen, hình quả đậu dài dẹt. Cứ thế một vòng tuần hoàn sinh trưởng của phượng nối tiếp nhau. Cây phượng được trồng rất nhiều trên hè phố vì nó dễ trồng. Cây phượng có khả năng chịu hạn rất tốt và sinh trưởng đơn giản. Con người không cần quá chú tâm vào chăm sóc tưới nước thường xuyên mà cây vẫn có thể sống rất tốt. Đây là một trong những lý do cây phượng được trồng rất nhiều trên vỉa hè, các công ty, trường học có khuôn viên rộng.

Cây phượng vào mùa hè lá xanh tỏa bóng rất mát. Màu xanh của lá phượng nhìn vào cho ta một cảm giác tươi mát lạ thường. Cây phượng gắn liền với thế hệ tuổi học trò. Khi phượng bắt đầu nở báo hiệu cho một mùa chia tay đang đến. Những lưu luyến vấn vương in sâu trong từng cánh phượng. Những bức ảnh kỉ yếu với những vòng hoa phượng đội đầu hay những chùm phượng cầm tay ghi lại khoảnh khắc tươi đẹp nhất tuổi học trò ngây ngô hồn nhiên.

Cây phượng như một minh chứng cho quãng thời gian tươi đẹp nhất của cuộc đời đi học. Không chỉ vậy, hoa phượng còn đi vào trong thơ ca, trở thành những hình ảnh quen thuộc của các thi sĩ

“Huế của O. Phượng đỏ hồng lửa Hạ
Hương Giang cười. vụn vỡ nhịp chèo khua
Nắng chờ O. vương vãi chuỗi hạt ngà
Rụng lốm đốm. hoa vàng nền cỏ lụa...”

(Tiều phu)

Hay:

“Em có nhớ trong sân trường bữa ấy
Giờ ra chơi em phơi nắng chiều đông
Gió bấc khô làm đôi má se hồng
Cùng chúng bạn em ngồi quanh gốc phượng”

(Luân Hoán)

Phượng cứ thân thương được gọi bằng cái tên thân mật: “Hoa học trò” như để khẳng định vị trí quan trọng của nó với lứa tuổi đẹp nhất đời người - tuổi học sinh. Vì vậy, cây phượng với mọi người sẽ mãi được nâng niu và trân trọng.

Bình luận (0)
ngoc ngoc
Xem chi tiết

Dưới đây là những bài viết được sưu tập liên quan đến chủ đề thuyết minh về cây phượng vĩ trường em với nhiều góc nhìn khác nhau, nhiều cách viết khác nhau, hoặc thậm chí là chỉ những bài viết chỉ để nói tới cấu trúc cây phượng vĩ:). Nhưng toàn bộ những bài viết dưới đây được đánh là là những bài viết hay thuyết minh về cây phượng vĩ trường em chọn lọc. Với những bài viết sẽ cho ta một cảm nhận, một góc nhìn riêng về loài cây phượng vĩ này. Và cũng từ những góc nhìn và cách viết khác nhau đó mà ta có thể rút ra cho mình được một cái nhìn, một cảm nhận và có thể viết về chủ đề thuyết minh về cây phượng vĩ trường em được hay hơn, cảm xúc hơn.

Thuyết minh về cây phượng vĩ trường em bài mẫu 1: ( đầu tiên sẽ là bài nói về cấu trúc của cây phượng vĩ này để những người chưa biết có cái nhìn tổng quát hơn)

Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng (danh pháp khoa học: Delonix regia) (họ Fabaceae), là một loài thực vật có hoa sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Tên gọi trong tiếng Trung của nó là (phượng hoàng mộc), (kim hoàng). Tên thông dụng trong tiếng Anh là: Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree

Nguồn gốc, đặc điểm

Phượng vĩ được miêu tả như là loài cây nhiều màu sắc nhất trên thế giới. Các bông hoa màu đỏ/da cam rực rỡ của nó cũng như các lá màu xanh lục sáng làm cho nó rất dễ nhận thấy.

Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh.

Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5 cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4 g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30-50 cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.

Sinh trưởng

Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng. Sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công, cây trồng trong công viên,trường học có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.

Khu vực trồng

Phượng vĩ được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe.

Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).

Phượng vĩ được coi là đã thích nghi với thủy thổ ở nhiều khu vực mà người ta trồng nó, và bị coi là loài xâm hại tại Australia, một phần là do các bóng râm cũng như bộ rễ của nó đã ngăn cản sự phát triển của nhiều loài thực vật bản địa mọc dưới tán lá của nó. Nó cũng được tìm thấy tại Ấn Độ, tại đây người ta gọi nó là gulmohar.

TạiViệt Nam, Phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay Phượng vĩ là loài cây phổ biến của Việt Nam được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè,công viên,trường hoc.

Quả phượng vĩ được sử dụng tại khu vực Caribe trong vai trò của bộ gõ âm nhạc với tên gọi: shak-shak hay maraca.

Gỗ thuộc loại trung bình, dùng trong xây dựng,đồ gỗ dân dụng, đóng hòm, xẻ ván. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt,chống sốt. Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi

Mùa nở hoa

Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.

Ý nghĩa tên

* Tên "phượng vĩ" là chữ ghép Hán Việt — "phượng vỹ" có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.

Biểu tượng

Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.

Thuyết minh về cây phượng vĩ trường em bài mẫu 2:

Trong cuộc sống và những kỷ niệm học sinh, mùa hạ thường đến bằng mùa thi, cùng với những nhánh phượng vỹ đỏ ối lấp ló báo hiệu ngày chia taỵ Cùng với mầu đỏ rực của phượng vỹ, là những hàng lưu bút, là những món quà nho nhỏ lưu niệm tặng nhau của những cô cậu học trò.

Phượng vỹ dường như là nhân chứng cho những tình yêu, lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Và còn nhiều nữa. Trong mỗi chúng ta, nếu đã trải qua thời áo trắng đến trường, ắt hẳn mỗi người đều mang một kỷ niệm đặc biệt, gắn liền với phượng vỹ.Từ bao giờ, phượng vỹ trở thành biểu hiện của mùa hạ, và của một thời học trò. Có phải vì thế mà phượng vỹ còn có cái tên Hoa Học Trò?

Phượng Vỹ có thật nhiều tên, từ tên khoa học Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ Họ poincianas có cùng một họ với đậu(Leguminosae), giống Delonix. Nguyên giống phát xuất từ Madagascar, phượng vỹ đã được đi du lịch đến khắp mọi miền nhiệt đới trên thế giới, nhất là đông nam Á và châu mỹ Latin. Cũng vì vậy, phượng vỹ đã có thật nhiều tên gọi thông thường theo từng ngôn ngữ, ví dụ như: royal poinciana, flame tree, flambouyant, flame of the forest, 'ohai-'ulăHawaiian), Semarak Api(Malay), Flameadors(Tây Ban Nha) hoặc Phượng Vỹ, v.v. Có lẽ vì mầu sắc rực rỡ đỏ rực nổI bật trên nền trời, nên phượng vỹ được so sánh như những ngọn lửa giữa rừng chăng? Chỉ biết rằng, mầu đỏ thắm của phượng vỹ đã được thổ dân vùng Madagascar cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc, cũng như nó được công nhận là hoa biểu tượng cho xứ Puerto Rico.

Thuộc vào loại thân mộc, cây phượng vỹ cao khoảng 6-12 mét, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20-40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Hoa phượng đỏ thẫm, đường kính khoảng 6-10cm mỗi hoa, với năm cánh hoa xoè rộng. Cánh hoa đỏ thẫm với những đốm đậm li ti trên cánh, và một trong năm cánh hoa mầu vàng cam, với những đốm đỏ thẫm, hơi quăn góc, và thô hơn những cánh còn lại. Bên trong nhụy hoa là tập hợp của mười nhánh, dài khoảng 10cm, với phấn hoa thu hút ong bướm. Sau khi hoa tàn, từ đài hoa mọc ra trái phượng, dẹp và dài khoảng 2 feet, khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Trái phượng có thể được dùng làm củi đốt. Ở những miền quê Việt nam, đôi lúc hạt phượng được đem rang trong cát để ăn vì có nhiều dầu, vị bùi bùi thơm thơm.

Trong ngành tinh chế hóa chất, hương và dầu thơm(essence) của phượng vỹ được dùng trong việc xoa bóp(massage) làm giảm căng thẳng cơ bắp. Hương phượng vỹ giúp chúng ta có thể tách rời khỏi những phiền toái, và những cuộc tranh cãi không cần thiết. Biết sử dụng hương hoa phượng, người ta có thể thoải mái hơn, cũng như cảm thấy nhẹ nhàng hơn để bắc nhịp cầu liên lạc giữa người với người.

Bởi mùi hương hơi nồng, nhưng lại rất dễ dàng ăn sâu vào lòng người, cũng như sự chuyển vận và dễ dàng hoà nhập vào môi sinh, phượng vỹ vì thế được người ta tin tưởng có tác dụng làm cho con người bớt căng thẳng, dễ dàng kết bạn, dễ đi sâu vào lòng người…Nó giúp người ta giao thiệp dễ dàng hơn, và lịch sự hơn với nhau, cũng như vượt qua được những bực bội, giận dữ, để tâm hồn thoải mái hơn.

Phượng Vỹ được gọi là mệnh phụ của những loại cây cảnh. Với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Phượng vỹ nở rất lâu, và mùa phượng vỹ thường kéo rất dài, từ tháng năm, sáu đầu mùa hạ, cho đến cuối muà vào tháng chín.

Thông thường vào mùa hạ ở những vùng nhiệt đới hay có giông bão, thế mà phượng vỹ lại rất kiên cường, và rất đáng ngạc nhiên rằng sau những cơn mưa bão đó, cây vẫn không bị đốn, và hoàn toàn không sao cả. Chỉ có những cành cây dòn sẽ gẫy, để cho cả lùm cây phượng không bị đốn vì gió. Có thể vì thế mà cây phượng tồn tại được dưới trời bão chăng?

Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường. Cũng có lẽ vì vậy mà phượng vỹ thường hay được trồng trong những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở.

Có lẽ vì vẻ đẹp của hoa phượng khá rực rỡ, lại rất lạc quan, nên mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ (Royal Poinciana Fiesta) để cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng? Chỉ biết, hàng năm, tại quê nhà, mỗi mùa phượng vỹ nở rộ, là mỗi người trong chúng ta lại nao nao nhớ về một mùa phượng vỹ riêng của chính mình.

Cũng có lẽ vì vẻ đẹp của phượng vỹ mà biết bao người, từ Âu đến Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho phượng vỹ, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng Yêu".

Thuyết minh về cây phượng vĩ trường em bài mẫu 3:

Trong cuộc sống và những kỷ niệm học sinh, mùa hạ thường đến bằng mùa thi, cùng với những nhánh phượng vỹ đỏ ối lấp ló báo hiệu ngày chia taỵ Cùng với mầu đỏ rực của phượng vỹ, là những hàng lưu bút, là những món quà nho nhỏ lưu niệm tặng nhau của những cô cậu học trò. Phượng vỹ dường như là nhân chứng cho những tình yêu, lãng mạn mơ mộng vu vơ của thời học trò áo trắng cắp sách. Và còn nhiều nữa. Trong mỗi chúng ta, nếu đã trải qua thời áo trắng đến trường, ắt hẳn mỗi người đều mang một kỷ niệm đặc biệt, gắn liền với phượng vỹ. Từ bao giờ, phượng vỹ trở thành biểu hiện của mùa hạ, và của một thời học trò. Có phải vì thế mà phượng vỹ còn có cái tên Hoa Học Trò?

Phượng Vỹ có thật nhiều tên, từ tên khoa học Delonix regia, thuộc gia đình Caesalpiniaceaẹ Họ poincianas có cùng một họ với đậu(Leguminosae), giống Delonix. Nguyên giống phát xuất từ Madagascar, phượng vỹ đã được đi du lịch đến khắp mọi miền nhiệt đới trên thế giới, nhất là đông nam Á và châu mỹ Latin. Cũng vì vậy, phượng vỹ đã có thật nhiều tên gọi thông thường theo từng ngôn ngữ, ví dụ như: royal poinciana, flame tree, flambouyant, flame of the forest, 'ohai-'ulăHawaiian), Semarak Api(Malay), Flameadors(Tây Ban Nha) hoặc Phượng Vỹ, v.v. Có lẽ vì mầu sắc rực rỡ đỏ rực nổI bật trên nền trời, nên phượng vỹ được so sánh như những ngọn lửa giữa rừng chăng? Chỉ biết rằng, mầu đỏ thắm của phượng vỹ đã được thổ dân vùng Madagascar cho vào hạng hoàng tộc của thảo mộc, cũng như nó được công nhận là hoa biểu tượng cho xứ Puerto Rico.

Thuộc vào loại thân mộc, cây phượng vỹ cao khoảng 6-12 mét, với tàn lá xoè rộng như chiếc dù lớn, với những cành dài khoảng 20-40cm, dầy đặc những lá kép nhỏ li ti. Hoa phượng đỏ thẫm, đường kính khoảng 6-10cm mỗi hoa, với năm cánh hoa xoè rộng. Cánh hoa đỏ thẫm với những đốm đậm li ti trên cánh, và một trong năm cánh hoa mầu vàng cam, với những đốm đỏ thẫm, hơi quăn góc, và thô hơn những cánh còn lại. Bên trong nhụy hoa là tập hợp của mười nhánh, dài khoảng 10cm, với phấn hoa thu hút ong bướm. Sau khi hoa tàn, từ đài hoa mọc ra trái phượng, dẹp và dài khoảng 2 feet, khi chín đen thẫm và vỏ cứng, với hạt phượng mầu nâu thẫm bên trong. Trái phượng có thể được dùng làm củi đốt. Ở những miền quê Việt nam, đôi lúc hạt phượng được đem rang trong cát để ăn vì có nhiều dầu, vị bùi bùi thơm thơm.

Trong ngành tinh chế hóa chất, hương và dầu thơm(essence) của phượng vỹ được dùng trong việc xoa bóp(massage) làm giảm căng thẳng cơ bắp. Hương phượng vỹ giúp chúng ta có thể tách rời khỏi những phiền toái, và những cuộc tranh cãi không cần thiết. Biết sử dụng hương hoa phượng, người ta có thể thoải mái hơn, cũng như cảm thấy nhẹ nhàng hơn để bắc nhịp cầu liên lạc giữa người với người. Bởi mùi hương hơi nồng, nhưng lại rất dễ dàng ăn sâu vào lòng người, cũng như sự chuyển vận và dễ dàng hoà nhập vào môi sinh, phượng vỹ vì thế được người ta tin tưởng có tác dụng làm cho con người bớt căng thẳng, dễ dàng kết bạn, dễ đi sâu vào lòng người…Nó giúp người ta giao thiệp dễ dàng hơn, và lịch sự hơn với nhau, cũng như vượt qua được những bực bội, giận dữ, để tâm hồn thoải mái hơn.

Phượng Vỹ được gọi là mệnh phụ của những loại cây cảnh. Với tán cây rực rỡ, hào nhoáng mỗi khi hoa nở rộ, loại cây duyên dáng này xứng đáng để được liệt kê vào hạng hoàng tộc trong tất cả các loại cây cảnh. Phượng vỹ nở rất lâu, và mùa phượng vỹ thường kéo rất dài, từ tháng năm, sáu đầu mùa hạ, cho đến cuối muà vào tháng chín. Thông thường vào mùa hạ ở những vùng nhiệt đới hay có giông bão, thế mà phượng vỹ lại rất kiên cường, và rất đáng ngạc nhiên rằng sau những cơn mưa bão đó, cây vẫn không bị đốn, và hoàn toàn không sao cả. Chỉ có những cành cây dòn sẽ gẫy, để cho cả lùm cây phượng không bị đốn vì gió. Có thể vì thế mà cây phượng tồn tại được dưới trời bão chăng?

Vì cái đẹp của phượng vỹ, và vì sự bền bỉ của cây phượng qua bao nhiêu năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại trong năm, và vì tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng mưa, phượng vỹ có lẽ vì thế được ưa chuộng trong những khuôn viên học đường. Cũng có lẽ vì vậy mà phượng vỹ thường hay được trồng trong những công viên, dọc theo hai bên đường phố hầu tạo được bóng mát trên đường, và làm cảnh đẹp mỗi muà phượng nở. Có lẽ vì vẻ đẹp của hoa phượng khá rực rỡ, lại rất lạc quan, nên mỗi năm vào tháng sáu, miền nam Florida thường tổ chức hội hoa Phượng Vỹ (Royal Poinciana Fiesta) để cùng thưởng hoa, như người Nhật thường có hội hoa Sakura chăng? Chỉ biết, hàng năm, tại quê nhà, mỗi mùa phượng vỹ nở rộ, là mỗi người trong chúng ta lại nao nao nhớ về một mùa phượng vỹ riêng của chính mình. Cũng có lẽ vì vẻ đẹp của phượng vỹ mà biết bao người, từ Âu đến Á, đã viết biết bao nhiêu mẩu truyện, làm biết bao nhiêu bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm bao nhiêu bản nhạc riêng cho phượng vỹ, ví dụ như bản "Poinciana", và có phải vì thế, bao tâm hồn thi sĩ bắt đầu biết nhớ, và biết mong "Sớm Nở Phượng Yêu"…..



Nguồn: https://vietvanhoctro.com/thuyet-minh-ve-cay-phuong-vi-truong-em#ixzz5OPECGy88

Bình luận (0)

Đoàn Nam Sinh

Phượng tím là một loài cây gỗ nhỏ có hoa xanh tím, lá kép hai lần, nên có vẻ giống cây phượng vĩ. Loài cây này đã được du nhập vào Đà Lạt từ những năm đầu thập kỷ 70, hiện còn lại một ít, trong số đó có cây ở đường Nguyễn Thị Minh Khai cho hoa hằng năm vào dịp cuối đông đến suốt mùa xuân.

Phượng tím có tên khoa học là Jacaranda acutifolia thuộc họ Bignoniaceae, còn có các tên khác là J. mimosifolia (giống lá trinh nữ) hay J. ovalifolia (lá hình trứng).

Cây phượng tím nguyên sản ở Brasil (có tài liệu cho là ở Bôlivia), trồng rộng rãi ở các nước Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương để làm cây cảnh ven đường và trong các công viên.

Tùy lập địa, cây phượng tím có thể cao 3-10 m, đường kính tán lá 3-7 m. Từng cành lá dài 40-50 cm, tán lá tha thướt nên ít ảnh hưởng đến tầng cỏ phủ gốc. Hoa hình ống, dài 4-5 cm, có lông tơ, mọc thành từng chùm. Thời gian từ nụ hoa nở đến khi tàn rụng kéo dài 3-5 ngày, các hoa chùy ở đầu cành lại tiếp tục nở ra nên cây có hoa nở thường xuyên trong vòng 4-5 tháng.

Do hạt rất nhỏ nên việc gieo hạt cần có người chuyên môn và rất cẩn thận. Cây con cũng cần chăm sóc đặc biệt để tránh một số bệnh do ký sinh. Sau 6 tháng, cây con khoẻ mạnh, việc trồng trọt trở nên dễ dàng hơn.

Các điều kiện trồng trọt như sau:

– Nhiệt độ thích hợp: yêu cầu nhiệt độ ban đêm 16 – 180C, khi cây lớn có thể phát triển ở 27 – 300C, trong giai đoạn nghỉ đông cần có nhiệt độ thấp để cây tích lũy dưỡng liệu cho mùa xuân đến, nở hoa kết quả. Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả thực nghiệm ở Nam bán cầu, ở nước ta có lẽ còn có những sai khác.

– Lập địa: nên trồng ở nơi không khí thoáng sạch, mát mẻ và có ánh sáng tốt.

– Loại đất: cây không kén đất, kể cả đất kiềm, chua hoặc đất sỏi sạn.

– ánh sáng: giai đoạn cây con trong vườn ươm cần 1/3 đến 1/2 lượng ánh sáng, khi đã ra đất trồng cần nhiều ánh sáng để tạo mầm hoa.

– Chế độ nước tưới: không quan yếu, cây chịu được đất khô hạn, nhưng khi trồng làm cảnh cần bón phân chuồng đầu mùa mưa.

Cây trồng 1 năm cao 2 – 4 m, đến năm sau đã có khả năng cho hoa.

Nếu trồng ven đường, mật độ thích hợp 3,5 – 4,5 m/cây sẽ cho hoa sớm, trồng thưa hay đơn độc thì hoa hơi muộn.

Giống phượng tím trước đây được xem là cây trang trí nội thị quý hiếm đến mức tỉnh và thành phố đã có kế hoạch bảo vệ, chăm sóc để giữ một nét riêng về loài cây làm cảnh ở địa phương. Tuy vậy, việc nhân giống vô tính chưa thành công tốt đẹp. Nay việc di nhập một lượng lớn đã được thực hiện, đủ để trồng làm cây cảnh trong thành phố và các thị tứ trong tỉnh, các tỉnh trong nước với giá cây giống không đắt lắm. Ngoài ra, có thể dùng loại cây này che bóng tầng giữa cho chè, cà phê hoặc trồng làm cây cảnh cổ thụ (bonsai).

Hiện nay đã có nhiều cây gieo hạt trồng được hơn 1 năm tuổi, cá biệt cao đến 5m. Hàng trăm cây con mới ươm trồng được khoảng 2 tháng cao hơn 15 cm và hàng ngàn cây con sẽ xuất trồng vào giữa mùa mưa này.

Hy vọng rằng, trong một thời gian gần, cây phượng tím sẽ không còn xa lạ với khách vãng lai và mùa đông đến, bên cạnh màu hồng son của hoa đào sẽ rực rỡ những con đường hoa tím.

cái này mình tự làm nhé :))))

Bình luận (0)
Trần Thanh Phương
17 tháng 8 2018 lúc 11:21

Phượng vĩ được miêu tả như là loài cây nhiều màu sắc nhất trên thế giới. Các bông hoa màu đỏ/da cam rực rỡ của nó cũng như các lá màu xanh lục sáng làm cho nó rất dễ nhận thấy.

Phượng vĩ có nguồn gốc từ Madagascar, tại đó người ta tìm thấy nó trong các cánh rừng ở miền tây Malagasy. Trong điều kiện hoang dã, nó là loài đang nguy cấp, nhưng nó được con người trồng ở rất nhiều nơi. Ngoài giá trị là cây cảnh, nó còn có tác dụng như một loài cây tạo bóng râm trong điều kiện nhiệt đới, do thông thường nó có thể cao tới một độ cao vừa phải (khoảng 5 m, mặc dù đôi khi có thể cao tới 12 m) nhưng có tán lá tỏa rộng và các tán lá dày dặc của nó tạo ra những bóng mát. Trong những khu vực với mùa khô rõ nét thì nó rụng lá trong thời kỳ khô hạn, nhưng ở những khu vực khác thì nó là loài cây thường xanh.

Các hoa của phượng vĩ lớn, với 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ tươi hay đỏ hơi cam, dài tới 8 cm, còn cánh hoa thứ năm mọc thẳng, cánh hoa này lớn hơn một chút so với 4 cánh kia và lốm đốm màu trắng/vàng hoặc cam/vàng (cũng có khi trắng/đỏ). Thứ flavida nguồn gốc tự nhiên có hoa màu vàng (kim phượng). Quả là loại quả đậu có màu nâu sẫm khi chín, dài tới 60 cm và rộng khoảng 5cm; tuy nhiên, các hạt riêng rẽ lại nhỏ và cân nặng trung bình chỉ khoảng 0,4g, hạt to cỡ hai ngón tay út, hạt ăn rất bùi và ngon. Các lá phức có bề ngoài giống như lông chim và có màu lục sáng, nhạt đặc trưng. Nó là loại lá phức lông chim kép: Mỗi lá dài khoảng 30-50cm và có từ 20 đến 40 cặp lá chét sơ cấp hay lá chét lông chim lớn, và mỗi lá chét lông chim lớn lại được chia tiếp thành 10-20 cặp lá chét thứ cấp hay lá chét con. Phượng vĩ cần khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới để phát triển tốt, nhưng nó có thể chịu được các điều kiện khô hạn và đất mặn.

Sinh trưởng

Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh, có thể phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du. Cây thuộc loại ưa sáng, mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ gây trồng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn là tuổi thọ không cao: Cây trồng trên đường phố chỉ 30 tuổi là đã già cỗi, thân có dấu hiệu mục rỗng. Sâu bệnh, nấm bắt đầu tấn công, cây trồng trong công viên ,trường học có thể có tuổi thọ cao hơn nhưng cũng chỉ đạt 40-50 năm tuổi.

Khu vực trồng

Phượng vĩ được trồng khá phổ biến tại khu vực Caribe.

Tại Hoa Kỳ, nó được trồng ở khu vực Florida, thung lũng Rio Grande ở miền nam Texas, các sa mạc ở Arizona (đến tận Tucson) và California, Hawaii, Puerto Rico, quần đảo Virgin và Guam. Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).

Phượng vĩ được coi là đã thích nghi với thủy thổ ở nhiều khu vực mà người ta trồng nó, và bị coi là loài xâm hại tại Australia, một phần là do các bóng râm cũng như bộ rễ của nó đã ngăn cản sự phát triển của nhiều loài thực vật bản địa mọc dưới tán lá của nó. Nó cũng được tìm thấy tại Ấn Độ, tại đây người ta gọi nó là gulmohar.

Tại Việt Nam, Phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng vào những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. Hiện nay Phượng vĩ là loài cây phổ biến của Việt Nam được trồng rộng rải từ Bắc vào Nam trên vĩa hè ,công viên ,trường học.

Quả phượng vĩ được sử dụng tại khu vực Caribe trong vai trò của bộ gõ âm nhạc với tên gọi: Shak-shak hay maraca.

Gỗ thuộc loại trung bình, dùng trong xây dựng, đồ gỗ dân dụng, đóng hòm, xẻ ván. Cây cho vỏ và rễ làm thuốc hạ nhiệt, chống sốt. Vỏ cây có thể sắc nước uống trị sốt rét, đầy bụng, tê thấp, giảm huyết áp. Lá trị tê thấp và đầy hơi

Mùa nở hoa

Phượng vĩ nở hoa từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, tùy theo khu vực.

Ý nghĩa tên

* Tên "phượng vĩ" là chữ ghép Hán Việt - "phượng vỹ" có nghĩa là đuôi của con chim phượng. Đây có thể là một hình thức đặt tên gọi theo cảm xúc vì các lá phượng vỹ nhất là các lá non trông giống như hình vẽ đuôi của loài chim phượng.

Biểu tượng

Tại Việt Nam, phượng vĩ là biểu tượng gắn liền với tuổi học trò, do mùa nở hoa của nó trùng với thời điểm kết thúc năm học, mùa chia tay của nhiều thế hệ học trò. Do vậy, nó gắn liền với nhiều kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò, và vì thế người ta gắn cho nó tên gọi "hoa học trò". Thành phố Hải Phòng là khu vực trồng rất nhiều phượng vĩ, vì thế thành phố này còn được gọi một cách văn chương là "thành phố Hoa Phượng Đỏ". Nhà thơ Thanh Tùng có bài thơ Thời hoa đỏ đã được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc thành bài hát cùng tên, viết về những kỷ niệm của tuổi trẻ với mùa hoa phượng vĩ.

Bình luận (0)
Khanh Nguyen
Xem chi tiết
Thời Sênh
12 tháng 12 2018 lúc 11:52

1. MỞ BÀI
Giới thiệu cây phượng: một loài cây rất thân thuộc và gần gũi với chúng ta

2. THÂN BÀI
Nguồn gốc: phượng có nguồn gốc ở Madagascar. Tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ 19 tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Đặc điểm

Thân cây: thân gỗ, cao từ 6-12m, lớp vỏ cây xù xì, có màu nâu Lá cây: nhỏ như lá me, màu xanh cốm, mọc đối xứng Tán cây: rộng, có nhiều cành nhỏ Rễ cây: rễ cọc, ăn sâu xuống mặt đất Hoa phượng: có 5 cánh, màu đỏ lốm đốm trắng, gồm nhiều bông, nhiều chùm Quả: dài và cong như lưỡi liềm, có nhiều hạt


Công dụng, ý nghĩa

Phượng trồng để lấy bóng mát Làm đẹp cho phố phường, trường học Rễ cây dùng làm thuốc, thân để lấy gỗ Gắn liền với người học sinh, tuổi học trò Đi vào thơ ca, nhạc họa


Sinh trưởng

Cây tái sinh hạt và chồi đều mạnh Có thể phát triển trên mọi địa hình: ven biển, đồi núi, trung du Dễ trồng, mọc khỏe, phát triển nhanh, không kén đất Tuổi thọ không cao: khoảng 30 tuổi


3. KẾT BÀI
Khẳng định vai trò của cây phượng trong cuộc sống hàng ngày

Bình luận (0)
halinhvy
12 tháng 12 2018 lúc 12:32

I. Mở bài
Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, không ai là không đến trường. mỗi ngày đến trường là một niềm vui, một kỉ niệm đẹp của thời học sinh. Thời đi học trong mỗi ai cũng có những ấn tượng đep, những kỉ niệm đjep. Và đối với học sinh thì không thể bỏ qua một loài hoa rất thân thuộc với mỗi người, đó là hoa phượng. bài viết này chúng ta đi tìm hiểu về cây phượng.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc

- Có tên là Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng.
- Họ Fabaceae
- Sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
- Tên theo tiếng anh Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree
- Tên theo tiếng trung là phượng hoàng mộc, kim hoàng
2. Đặc điểm
a. Thân cây
- Thuộc thân gỗ
- Có lớp vỏ xù xì
- Có màu nâu sẫm
b. Lá
- Nhỏ
- Lá mọc đối xứng qua một xương lá
- Thuộc họ lá kép lông chim
- Màu xanh lục
c. Tán lá
- Rộng
- Dài, vươn xa
- Nhỏ chi chít
- Tạo bóng mát
d. Rễ
- Cắm sâu xuống đất
- Có phần nổi trên mặt đất dài ngoằng ngèo
e. Hoa
- Màu đỏ
- 5 cánh
- Có lốm đốm màu vàng
f. Quả
- Dẹp
- Chứa nhiều hạt
- Có vị ngọt
3. Sinh trưởng
- Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh
- Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: ven biển, đồi núi, trung du.
- Mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng
- Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi
4. Khu vực nhiều phượng
- Hoa kì
- Khu vực Caribe
- Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).
5. Ý nghĩa của cây phượng
- Che mát, tạo không gian mát mẻ
- Làm đẹp tường học, phố phường
- Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác
- Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đjep đẽ của học sinh
- Báo hiệu mùa hè tới
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về cây phượng
Cây phượng là một người bạn, là một kỉ niệm vô cùng djep đối với mỗi người học sinh. Nó mang lại cho ta một thời cắp sách đến trường đầy niềm vui. Có thể nói phượng là người bạn chân thành của học sinh.

Bình luận (0)
Trần Diệu Linh
10 tháng 12 2018 lúc 16:00

#Tham khảo

I. Mở bài

Trong cuộc đời mỗi con người chúng ta, không ai là không đến trường. mỗi ngày đến trường là một niềm vui, một kỉ niệm đẹp của thời học sinh. Thời đi học trong mỗi ai cũng có những ấn tượng đẹp, những kỉ niệm đẹp. Và đối với học sinh thì không thể bỏ qua một loài hoa rất thân thuộc với mỗi người, đó là hoa phượng. Bài viết này chúng ta đi tìm hiểu về cây phượng.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

- Có tên là Phượng vĩ, hay phượng vỹ, xoan tây, điệp tây hoặc hoa nắng.

- Họ Fabaceae

- Sinh sống ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới

- Tên theo tiếng anh Flamboyant, Royal poinciana và Mohur tree

- Tên theo tiếng trung là phượng hoàng mộc, kim hoàng

2. Đặc điểm

a. Thân cây

- Thuộc thân gỗ

- Có lớp vỏ xù xì

- Có màu nâu sẫm

b. Lá

- Nhỏ

- Lá mọc đối xứng qua một xương lá

- Thuộc họ lá kép lông chim

- Màu xanh lục

c. Tán lá

- Rộng

- Dài, vươn xa

- Nhỏ chi chít

- Tạo bóng mát

d. Rễ

- Cắm sâu xuống đất

- Có phần nổi trên mặt đất dài ngoằng ngèo

e. Hoa

- Màu đỏ

- 5 cánh

- Có lốm đốm màu vàng

f. Quả

- Dẹp

- Chứa nhiều hạt

- Có vị ngọt

3. Sinh trưởng

- Cây tái sinh bằng chồi và hạt rất mạnh

- Phát triển tốt trên mọi loại địa hình: Ven biển, đồi núi, trung du.

- Mọc khoẻ, phát triển nhanh, không kén đất, rất dễ trồng

- Tuổi đời không cao, khoảng 30 tuổi

4. Khu vực nhiều phượng

- Hoa kì

- Khu vực Caribe

- Nó là loài cây biểu tượng chính thức của quần đảo Bắc Mariana (CNMI).

5. Ý nghĩa của cây phượng

- Che mát, tạo không gian mát mẻ

- Làm đẹp tường học, phố phường

- Làm thơ ca, cảm hứng sáng tác

- Là kỉ niệm tuổi thơ, một thời đẹp đẽ của học sinh

- Báo hiệu mùa hè tới

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây phượng

Cây phượng là một người bạn, là một kỉ niệm vô cùng đẹp đối với mỗi người học sinh. Nó mang lại cho ta một thời cắp sách đến trường đầy niềm vui. Có thể nói phượng là người bạn chân thành của học sinh.

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Hoài Quách
Xem chi tiết
??? ! RIDDLE ! ???
10 tháng 8 2021 lúc 20:34

Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy Lâu từng là trung tâm tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Từ hàng nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghề thủ công. Hàng loạt di vật như trống đồng, dao găm, rìu, giáo, tấm che ngực, mảnh giáp bằng đồng với những hoa văn độc đáo được tìm thấy ở các di tích Lãng Ngâm, Đại Trạch, Quả Cảm, Đại Lai mảnh khuôn đúc trống đồng trong thành cổ Luy Lâu đã chứng tỏ người xứ Bắc rất tinh xảo trong nghề đúc đồng, chế tác các đồ trang sức, làm gốm.[6] Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh Dương vương, Lạc Long quân, Âu Cơ. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương vương, đền thờ Lạc Long quân, Âu Cơ ở Thuận Thành.

Thời kỳ Hồng Bàng, nước Văn Lang được chia làm có 15 bộ, bộ Vũ Ninh là vùng lãnh thổ thuộc phần lớn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Trong thời Bắc thuộc, Giao Chỉ gồm có 10 huyện trong đó có huyện Luy Lâu. Luy Lâu đã từng là đô thị lớn, là trung tâm thương mại trong suốt thời kỳ dài từ cuối thế kỷ thứ II đến thế kỷ IX-X. Xung quanh Luy Lâu là các làng nông nghiệp, làng thủ công, làng buôn bán phát triển. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào Việt Nam. Trung tâm Luy Lâu là nơi đầu tiên có trường dạy chữ và văn hoá Hán ở Việt Nam. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước chứng tỏ Luy Lâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt. Đến thời Ngô Quyền, Giao Châu gồm các vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên.

Thời loạn 12 sứ quân, địa bàn Bắc Ninh là nơi chiếm đóng của 2 sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp và Lý Khuê với các căn cứ ở Tiên Du và Thuận Thành. Các vua thời Lý lập Phủ Thiên Đức (vốn là châu Cổ Pháp). Bắc Ninh là đất phát tích nhà Lý - triều đại khai mở ra nền văn minh Đại Việt gắn liền với tên tuổi của những nhân vật lịch sử - văn hoá kiệt xuất như: Lý Công Uẩn, Lý Nhân Tông, Lê Văn Thịnh. Đây là nơi vang vọng bài thơ Nam quốc sơn hà- bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Cuối thời Trần, cả nước có 24 đơn vị hành chính. Lộ Bắc Giang bao trùm Bắc Ninh và một phần Hà Nội, Bắc Giang ngày nay, gồm có 3 châu, lộ trực tiếp quản lý 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. Châu Gia Lâm gồm 3 huyện: An Định (Gia Bình hiện nay), Tế Giang (Văn Giang hiện nay), Thiện Tài (Lương Tài hiện nay). Châu Vũ Ninh gồm 5 huyện: Tiên Du (Tiên Du hiện nay), Vũ Ninh (Võ Giàng hiện nay), Đông Ngàn (Từ Sơn và một phần Sóc Sơn thuộc Hà Nội hiện nay), Từ Sơn (Quế Võ hiện nay), Yên Phong (Yên Phong hiện nay). Châu Bắc Giang gồm 3 huyện Tân Phúc (Đa Phúc cũ, một phần Sóc Sơn hiện nay), Phật Thệ (Hiệp Hòa thuộc Bắc Giang hiện nay), Yên Việt (Việt Yên hiện nay).

Năm 1490, vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, gồm 13 (đạo) xứ thừa tuyên. Trong đó, trấn (xứ) Kinh Bắc gồm 4 phủ (20 huyện), hiện nay bao gồm toàn bộ ranh giới 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và một phần nhỏ các tỉnh thành lân cận là Hà Nội (toàn bộ khu vực phía bắc sông Hồng là: Gia Lâm, Long Biên, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn); Hưng Yên (Văn Giang, Văn Lâm) và Lạng Sơn (Hữu Lũng)...

Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 31 đơn vị hành chính: phủ Thừa Thiên là trung tâm, các trấn (tên đơn vị hành chính thời Hậu Lê và Tây Sơn) được đổi thành 30 tỉnh. Việc lập các tỉnh được thực hiện trong 2 đợt. Đợt đầu tiên vào năm 1831, Minh Mạng thực hiện chia các trấn phía bắc làm 18 tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh được thành lập (nay là Bắc Ninh và Bắc Giang, một phần đất Hà Nội và Vĩnh Phúc này nay).

Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Chính vì thế, mùa xuân 1884, Pháp đánh thành Bắc Ninh hoàn thành gấp công cuộc thống trị và bảo hộ Việt Nam.

 Bản đồ tỉnh Bắc Ninh năm 1891

Năm 1895, tách phủ Lạng Giang ra lập tỉnh Bắc Giang. Năm 1903, tách các huyện Đông Anh, Kim Anh, Đa Phúc nhập vào tỉnh Vĩnh Yên. Ngày 28 tháng 11 năm 1948, huyện Gia Lâm sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên[7] nhưng đến ngày 7 tháng 11 năm 1949 lại sáp nhập trở lại tỉnh Bắc Ninh.[8] Năm 1960, huyện Văn Giang của Bắc Ninh được tách sang tỉnh Hưng Yên. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, tách huyện Gia Lâm nhập vào Hà Nội.

Ngày 31 tháng 5 năm 1961, sáp nhập thị trấn Yên Viên và 5 xã: Dương Hà, Đình Xuyên, Ninh Hiệp, Quang Trung, Tiền Phong thuộc huyện Từ Sơn; 2 xã: Phù Đổng, Trung Hưng thuộc huyện Tiên Du; 2 xã: Đức Thắng, Chiến Thắng thuộc huyện Thuận Thành vào huyện Gia Lâm, Hà Nội. Cùng vói đó, sáp nhập 5 xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú, Đông Hội, Mai Lâm của huyện Từ Sơn vào huyện Đông Anh, Hà Nội.

Vào năm 1963, tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc; cùng lúc đó, 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn hợp nhất thành huyện Tiên Sơn, 2 huyện Quế Dương và Võ Giàng hợp nhất thành huyện Quế Võ. Mặc dù không còn vị trí tỉnh lỵ như trước đây (lúc đó Bắc Giang trở thành tỉnh lỵ của tỉnh mới sáp nhập), nhưng thị xã Bắc Ninh vẫn là một trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng của Hà Bắc, nhất là trong mối quan hệ giao lưu với thủ đô Hà Nội.[9].

Ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chính thức được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 ngày 06 tháng 11 năm 1996.[10] Khi tách ra, tỉnh Bắc Ninh có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Bắc Ninh (tỉnh lị) và 5 huyện Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong. Ngày 9 tháng 8 năm 1999, huyện Tiên Sơn được chia thành 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn; chia huyện Gia Lương thành 2 huyện: Gia Bình và Lương Tài.[11]

Ngày 26 tháng 1 năm 2006, chuyển thị xã Bắc Ninh thành thành phố Bắc Ninh.[12] Ngày 24 tháng 9 năm 2008, chuyển huyện Từ Sơn thành thị xã Từ Sơn.[13] Ngày 25 tháng 12 năm 2017, thành phố Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Ninh[14]. Ngày 01 tháng 12 năm 2018, Thị xã Từ Sơn được công nhận đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngày 28 tháng 7 năm 2020, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Phố Mới mở rộng, huyện Quế Võ đạt tiêu chí đô thị loại IV. Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Hồ mở rộng, huyện Thuận Thành đạt tiêu chí đô thị loại IV. Năm 2021, thành lập các phường Hương Mạc, Phù Chẩn, Phù Khê, Tam Sơn, Tương Giang thuộc thị xã Từ Sơn.

                                                                                                         Bạn hãy tham khảo qua bài văn trên

Bình luận (0)
Xem chi tiết
okazaki * Nightcore - Cứ...
19 tháng 6 2019 lúc 14:27

cậy tre việt nam đã có từ việt nam từ rất lâu rồi có lẽ  tre có nguồn gốc từ tự nhiên . Do một ông hay một bà nào đó phát hiện . Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,...Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài "Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng đứng vững trên chiến trường tre còn được ông cha ta dùng đi đánh giặc thay cho vũ khí như anh tràng thahs gióng . nếu nói về việt nam thì không thể nào không nói đén hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí. 

chúc bn hok tốt mik tự viết đó

Bình luận (0)